4 căn bệnh cột sống thường gặp ở người trưởng thành

Cột sống là một hệ trục vững chắc có vai trò nâng đỡ cơ thể, do  nhiều đốt xương nhỏ, riêng lẻ gắn kết chặt chẽ với nhau tạo thành. Tuy nhiên, vì quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể, đặc biệt nếu thường xuyên vận động, làm việc với tư thế không khoa học, dinh dưỡng kém… hệ trục này có nguy cơ bị biến đổi cấu trúc, không còn khỏe mạnh, từ đó gây ra các bệnh về cột sống, phổ biến nhất là thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa đĩa đệm và gai cột sống.

Hình ảnh 4 căn bệnh cột sống thường gặp ở người trưởng thành

Thoái hóa cột sống nếu không cải thiện sớm có thể gây còng lưngCột sống có dạng đường cong giống hình chữ “S”, gồm 33 đốt sống và chia làm 5 đoạn:  7 đốt sống cổ (từ C1 đến C7), 12 đốt sống ngực (T1 đến T12), 5 đốt sống thắt lưng (L1 đến L5), 5 đốt xương cùng (S1 đến S5) và 4 đốt xương cụt. Các đốt sống  được kết nối với nhau bởi một hệ thống dây chằng và các mô sợi nối các đốt sống lại với nhau.  Giữa các thân đốt sống là đĩa đệm (gồm bao xơ bên ngoài và nhân nhầy bên trong). Ở trung tâm của mỗi đốt sống có một lỗ lớn, gọi là ống tủy sống. Trong ống tủy sống có rất nhiều dây thần kinh nối liền với các bộ phận khác và chịu trách nhiệm gửi, nhận tin nhắn từ não để kiểm soát khả năng hoạt động và chức năng của các cơ quan. Do có cấu trúc khá phức tạp nên khi có bất cứ một sự thay đổi bất thường nào ở tư thế lao động, sinh hoạt hay vui chơi, giải trí cũng có thể gây chấn thương cột sống hoặc hình thành những bệnh lý từ đơn giản đến phức tạp.

1. Thoái hóa cột sống

Thoái hóa cột sống thường gặp ở những người sau tuổi 30, là hệ quả của quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể, nhiều trường hợp còn bị thúc đẩy bởi các yếu tố như lao động quá sức, dinh dưỡng không hợp lý, lối sống ít vận động… Tổn thương cơ bản của thoái hóa cột sống tập trung ở sụn và xương dưới sụn. Tùy vào vị trí cột sống bị thoái hóa mà xuất hiện những cơn đau ở vùng vùng tương ứng, bao gồm cổ, vai gáy, tay, thắt lưng và chân. Cơn đau xuất hiện thoáng qua sau đó tăng dần, gây cảm giác khó chịu, dáng đi không bình thường, cột sống bị biến dạng, cong vẹo, lưng còng… Người bệnh mệt mỏi, mất ngủ thường xuyên dẫn đến hiệu quả làm việc kém, ảnh hưởng đến sinh hoạt và giảm chất lượng cuộc sống. Khi bệnh tiến triển nặng hơn, các cơn đau sẽ xuất hiện nhiều hơn, người bệnh cảm thấy nhói buốt, đau lan sang những vùng khác như vai, thần kinh tọa, hông, đùi, cẳng chân, bàn chân… thậm chí đến mức không thể đi lại được. 

Hình ảnh 4 căn bệnh cột sống thường gặp ở người trưởng thành

Các bệnh lý ở cột sống không chỉ gặp ở người già mà cả những người trẻ thường xuyên mang vác vật nặng trên lưng, vai.

2. Gai cột sống

Gai cột sống cũng là một trong những bệnh lý cột sống thường gặp. Quá trình thoái hóa làm tổn thương sụn khớp, xương dưới sụn cũng bị biến đổi cấu trúc, hình thành các vùng xương đặc, rỗng xen kẽ nhau. Lúc này, cơ thể phải huy động calci tự bù đắp những chỗ rỗng, hốc… mọc thêm các xương mới, gọi là gai xương. Khi người bệnh cử động, các gai xương sẽ chèn ép các dây thần kinh hoặc các xương đốt sống gây đau nhức ở vùng ngang thắt lưng, vai, hoặc cổ. Cơn đau có thể lan đến đầu, truyền xuống vai nếu bị gai cột sống cổ. Đau lan xuống lưng, chân khi gai ở cột sống lưng. Cơn đau tăng nhiều hơn khi vận động và giảm khi người bệnh nghỉ ngơi.

Hình ảnh 4 căn bệnh cột sống thường gặp ở người trưởng thành

Đau cổ là một trong những triệu chứng của các bệnh về cột sống

3. Thoát vị đĩa đệm

Đây là bệnh phổ biến nhất trong những bệnh về cột sống. Đĩa đệm là một thành phần quan trọng nằm ở khe giữa hai đốt sống có chức năng giảm xóc cho cột sống và làm cho cột sống mềm dẻo dễ uốn. Tuy nhiên, khi cột sống bị thoái hóa, sụn và xương dưới sụn tại đốt sống bị tổn thương sẽ ảnh hưởng xấu đến đĩa đệm của đốt sống đó, khiến cho chúng bị mòn, rách làm tràn dịch nhầy, tạo thành khối thoát vị gây chèn ép lên các rễ thần kinh hoặc tủy sống gây đau nhức. Người bệnh thường có cảm giác đau khi nằm nghiêng và cơn đau tăng khi ho hoặc đi đại tiện. Nếu cơn đau lan xuống vùng mông, đùi, có thể gây tê, teo cơ, yếu liệt các chi.

4. Thoái hóa đĩa đệm

Bệnh thoái hóa đĩa đệm cột sống là tình trạng liên quan đến sự lão hóa của đĩa đệm. Dưới tác động của thời gian, đặc biệt là những lực tác động lên cột sống trong các tư thế lao động, sinh hoạt hàng ngày làm đĩa đệm nhanh chóng “xuống cấp”, mất đi độ đàn hồi, linh hoạt và khả năng chống xốc cho cột sống, hẹp lại, từ đó hạn chế sự chuyển động của cột sống và gây đau nhức. Ở giai đoạn đầu, cơn đau chỉ tập trung vào đĩa đệm bị thoái hóa (cổ, lưng), nhưng nếu không cải thiện sớm có thể gây thoát vị đĩa đệm, chèn ép các dây thần kinh, gây đau ở  mông, đùi, bàn chân, cánh tay bàn tay, thậm chí gây liệt tứ chi. Để giảm những hệ lụy và gánh nặng của bệnh lý xương khớp, các chuyên gia khuyến cáo, ngay khi có các triệu chứng bất thường ở cột sống, người bệnh nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa cơ xương khớp thăm khám từ đó được chẩn đoán và cải thiện sớm. Việc cung cấp các dưỡng chất chuyên biệt cho xương khớp như tinh chất PEPTAN (có trong Jex Max) là rất cần thiết trong việc nuôi dưỡng, tái tạo sụn, xương dưới sụn, từ đó  làm chậm quá trình thoái hóa tự nhiên của xương khớp, ngăn ngừa các bệnh lý xương khớp hiệu quả.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *